Hướng Dẫn Cách Chụp Ảnh Không Out Nét
Độ sắc nét là một tiêu chi cơ bản trong nhiếp ảnh. Đây cũng là khía cạnh quan trọng giúp chuyển tải thông điệp của một hình ảnh. Tuy nhiên với những người mới cầm máy thì việc lấy nét không phải là việc dễ dàng. Bài viết này sẽ phân tích những nguyên nhân khiến một tấm ảnh không nét và đưa ra những cách khắc phục tình trạng này.
Hướng Dẫn Cách Chụp Ảnh Không Out Nét |
Nguyên nhân ảnh không nét (out nét)
Có rất nhiều nguyên nhân để giải thích tại sao ảnh của bạn không sắc nét. Nhưng thường chỉ cần chú ý 3 nguyên nhân chính:
Hướng Dẫn Cách Chụp Ảnh Không Out Nét |
Máy ảnh bị rung lắc: Nếu tay cầm máy rung lắc hay bạn vừa di chuyển vừa chụp thì nguy cơ bức ảnh bị mờ nhoè rất cao.
Đối tượng di chuyển: Thêm một chi tiết nữa khiến cho việc lấy nét gặp khó khăn là đối tượng di chuyển, lúc này dù máy giữ cố định thì ảnh cũng có thể bị mờ nhoè. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tốc độ màn trập của máy không được thiết lập đủ nhanh để đóng băng chuyển động.
Hướng Dẫn Cách Chụp Ảnh Không Out Nét |
Lấy nét sai: Nghe có vẻ ngớ ngẩn đúng không ạ? Nhưng đây là một trong những nguyên nhân thường gặp trong lấy nét, đặc biệt là với những bạn mới lần đầu cầm máy. Thay vì lấy nét trúng vào chủ thể mà mình muốn lấy nét thì lại lấy nét vào chỗ khác. Nhiều người giơ cứ máy lên là bấm nút chụp, không quan tâm đến phương thức lấy nét nên kết quả là một bức ảnh “thảm họa”.
Thủ thuật lấy nét ảnh “không trượt phát nào”
Tuyệt đối không để rung máy
Hướng Dẫn Cách Chụp Ảnh Không Out Nét |
Để có sự ổn định tuyệt đối trên máy ảnh thì chúng ta cần đặt máy lên vật hỗ trợ và giải pháp tối ưu nhất là tripod. Mục đích dùng tripod là để giữ cố định máy ảnh, giảm tối thiểu rung lắc gây nhòe ảnh. Đây được xem là một trong những trang bị quan trọng đối với những người theo nghề ảnh, nhất là với những người chuyên chụp phong cảnh, động vật và thể thao. Một số loại tripod chất lượng và giá thành phải chăng cho các bạn tham khảo có thể kể đến: Manfrotto 055 Carbon Fibre 4-Section, Chân máy Benro TAC008AP0, Benro TAC008ABR0E…
Có một trường hợp nhiều người thắc mắc là dù máy đã gắn vào tripod nhưng ảnh vẫn bị nhòe. Lý do có thể nằm ở thao tác bấm máy của bạn làm máy ảnh dao động 1 ít và làm cho tấm ảnh bị nhoè. May mắn là ta có thể dễ dàng khắc phục được với remote release. Remote từ xa đặc biệt hữu ích khi bạn muốn chụp phơi sáng bởi vì chúng tránh bạn phải nhấn nút chụp của máy ảnh trong suốt thời gian phơi ảnh. Là sản phẩm khá rẻ tiền nhưng tác dụng của romote rất cần thiết cho việc ghi hình của bạn đấy. Và sự lựa chọn về thiết bị romote có thể nhắc đến: Điều khiển từ xa hẹn giờ MC-DC2 for Nikon, RS-60E3 for Canon, RM-VPR1 for Sony…
Tăng tốc độ chụp ảnh
Hướng Dẫn Cách Chụp Ảnh Không Out Nét |
Cho dù máy có "vững như núi" nhưng chủ thể di chuyển thì tấm ảnh vẫn sẽ bị mờ. Nếu bạn đang chụp một chủ thể đang di chuyển và bạn muốn có 1 tấm ảnh nét thì tốc độ của bạn phải đủ nhanh để "đóng băng khoảnh khắc"
Nhưng câu hỏi đặt ra là. Bao nhiêu là đủ nhanh? Từ thời máy phim có 1 mẹo để có một tấm ảnh nét khi chụp máy cầm tay đó là chỉnh tốc độ ít nhất bằng 1 giây/tiêu cự của lens. Ví dụ như nếu bạn đang chụp với 1 lens tiêu cự 100mm thì tốc độ chụp tối thiểu là 1/100s như vậy chỉ cần chụp với tốc 1/125 hay nhanh hơn thì ảnh sẽ nét.
Ngày nay luật này vẫn được áp dụng nhưng lại phức tạp hơn do độ phóng đại khẩu độ của những máy crop và hệ thống chống rung. Chẳng hạn, khi lắp 1 lens 100mm lên một máy Nikon APS-C dạng SLR như D5200 có độ phóng đại là 1.5x, thì khẩu độ thật của lens trở thành 150mm và tốc độ tối thiểu phải là 1/150s. Hoặc gắng trên Canon APS-C DSLR như EOS 650D có độ phóng đại 1.6x thì tốc độ tối thiểu phải là 1/160s.
Theo các chuyên gia, tốc độ chụp thông thường sẽ tuân thủ nguyên tắc:
• Nếu ống kính có độ dài tiêu cự là 50mm, đừng chụp tốc độ chậm hơn 1/60 giây.
• Nếu ống kính có độ dài tiêu cự là 100mm, chụp ở tốc độ 1/125 giây hoặc nhanh hơn.
• Nếu ống kính có độ dài tiêu cự là 200mm, chụp ở tốc độ 1/250 giây hoặc nhanh hơn.
Thêm một kiến thức bạn cần ghi nhớ là chụp với tốc độ nhanh đồng nghĩa với việc phải dùng ISO cao, hoặc phải mở khẩu độ để lượng ánh sáng vào máy nhiều.
• Nếu ống kính có độ dài tiêu cự là 100mm, chụp ở tốc độ 1/125 giây hoặc nhanh hơn.
• Nếu ống kính có độ dài tiêu cự là 200mm, chụp ở tốc độ 1/250 giây hoặc nhanh hơn.
Thêm một kiến thức bạn cần ghi nhớ là chụp với tốc độ nhanh đồng nghĩa với việc phải dùng ISO cao, hoặc phải mở khẩu độ để lượng ánh sáng vào máy nhiều.
Mặc dù tốt nhất là nên tránh sử dụng ISO cao khi chụp phong cảnh hay tĩnh vật nhưng có lẽ trong chụp thể thao là điều cần thiết. Dù việc sử dụng ISO cao sẽ khiến ảnh bị noise nhưng thà bị noise chút đỉnh còn hơn là một tấm ảnh mờ tịt.
AF lấy nét đúng vật thể
Hướng Dẫn Cách Chụp Ảnh Không Out Nét |
Với kỹ thuật hiện đại ngày nay, chụp ảnh đã trở nên dễ dàng hơn, máy có thể tự động chọn giúp ta điểm lấy nét, đo sáng, cân bằng trắng… hỗ trợ mọi yếu tố để có một tấm ảnh đẹp. Nhưng không vì thế bạn ỷ lại và máy ảnh, nếu để máy tự chọn điểm lấy nét, vì nhiều máy ảnh được lập trình để lấy nét điểm gần nhất ở giữa khung hình, nhưng khi chủ thể không nằm giữa, mà lại nằm ngoài rìa khung hình, hoặc chủ thể không nằm gần lens nhất, thì máy sẽ lấy nét sai điểm.
Giải pháp cho vấn đề này chính là tự kiểm soát điểm lấy nét, bằng cách chon chế độ Single point AF (lấy nét điểm) hay Select AF.
Để lấy nét, đưa điểm đã chọn vào vị trí cần lấy nét, sau khi lấy đúng nét vật thể thì hãy canh lại bố cục và chụp. Kỹ thuật lấy nét - tái bố cục là một kỹ thuật rất hữu dụng và thường được dùng mọi lúc.
Để lấy nét, đưa điểm đã chọn vào vị trí cần lấy nét, sau khi lấy đúng nét vật thể thì hãy canh lại bố cục và chụp. Kỹ thuật lấy nét - tái bố cục là một kỹ thuật rất hữu dụng và thường được dùng mọi lúc.
Chuyển sang chế độ chụp liên tục
Sẽ có lúc bạn sẽ phải chụp ảnh trong những điều kiện khó có thể nét như chụp ở tốc độ chậm, không có chân máy, trong khi cần ổn định máy hay chụp mà đối tượng có các phần chuyển động như trong gió chẳng hạn. Lúc này, hãy nghĩ đến việc chuyển máy ảnh sang chế độ chụp liên tục. Mặc dù kết quả là tất cả các ảnh có thể không nét nhưng chắc chắn sẽ có 2-3 bức dùng được.
Ngoài ra, khi chụp ảnh động vật hoang dã hoặc bất kỳ loại đối tượng nào chuyển động nhanh, cách tốt nhất để có được một bức ảnh cực kỳ rõ nét nhất là chụp rất nhiều và thật nhiều ảnh. Điều này giúp tăng cơ hội của bạn nhận được một ảnh ổn nhất khi đối tượng chụp được nắm bắt hoạt động nhờ máy ảnh luôn theo sát mọi chuyển động.
Kỹ thuật chụp ảnh để ảnh luôn sắc nét như ý muốn là điều mà người chụp quan tâm hàng đầu. Để có những bức ảnh như vậy, người chụp phải kết hợp nhiều yếu tố liên quan với nhau. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn có kiến thức, bí quyết riêng để chụp được những tấm ảnh sắc nét như ý.
Post a Comment